Làm việc dưới trời nắng nóng, người đàn ông ở Hà Nội phải đi cấp cứu
Sau khi làm việc liên tục từ 7h sáng đến trưa giữa thời tiết nắng nóng cao điểm nhưng chỉ uống nửa lít nước, ông T.T.A ở Hà Nội thấy mệt mỏi, khó chịu, nôn nhiều.
Cảnh báo tội phạm tổ chức cá độ bóng đá mùa Euro 2024
Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội). Người nhà cho biết trước khi nhập viện 3 ngày, dù làm việc liên tục dưới trời nắng nóng cả buổi sáng nhưng ông chỉ mang theo nửa lít nước để uống.
Ban đầu, ông A. được gia đình đưa vào cơ sở y tế gần nhà. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân có tình trạng tăng ure, creatinin máu, chẩn đoán suy thận cấp do thiếu nước.
Sau một ngày điều trị, người đàn ông xuất hiện biến chứng của suy thận cấp là tăng kali máu. Kali máu tăng được xác định là khi có nồng độ kali máu >5 µmol/l. Tỷ lệ này nếu >7 µmol/l sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ở bệnh nhân này, thời điểm nhập viện, chỉ số creatinin lên tới gần 800 µmol/l, mức kali máu là 6,7 µmol/l, tiên lượng phải lọc máu, được chuyển đến Khoa Nội thận - Tiết niệu để tiếp tục điều trị.
Lập tức, bệnh nhân được bù nước, điện giải tích cực. Sau 2 ngày điều trị, tình trạng của bệnh nhân dần ổn định, chức năng thận có dấu hiệu phục hồi, kali máu về trong giới hạn bình thường, creatinin máu giảm xuống khoảng 400 µmol/l, tránh nguy cơ phải lọc máu.
Làm việc dưới trời nắng nóng cả buổi sáng nhưng chỉ uống nửa lít nước, người đàn ông phải vào viện cấp cứu. Ảnh: BVCC
Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuyên, Trưởng khoa Nội thận - Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, cho biết bệnh nhân suy thận cấp trong giai đoạn phục hồi sẽ tiểu nhiều hơn, bác sĩ phải theo dõi sát việc này để có kế hoạch bù nước và điện giải phù hợp tránh nguy cơ rối loạn điện giải, mất nước. Nếu tiến triển tốt, bệnh nhân sẽ xuất viện trong vài ngày tới.
Theo bác sĩ Tuyên, nắng nóng khiến cơ thể mất nước nhiều, mất điện giải. Nếu không được bù nước đúng mức sẽ làm giảm thể tích tuần hoàn. Điều này đồng nghĩa với việc giảm cung lượng máu đến mô và các cơ quan, đặc biệt là thận, gây suy thận cấp.
“Trời nắng nóng, nếu làm việc trong môi trường bình thường, không quá nặng nhọc, mỗi ngày chúng ta phải bù 3-4 lít nước. Trường hợp phải làm việc trong môi trường nắng nóng khắc nghiệt như bệnh nhân trên, mức bù nước phải nhiều hơn. Trong khi đó, bệnh nhân chỉ uống 500ml nước trong buổi sáng”, Tiến sĩ Tuyên phân tích.
Thời tiết cao điểm nắng nóng tiềm ẩn nguy cơ gia tăng bệnh nhân suy thận cấp do mất nước. Năm 2023, chỉ trong 2 tháng cao điểm nắng nóng, khoa Nội thận - Tiết niệu tiếp nhận 5 bệnh nhân gặp tình trạng này.
TinBa tiếng sau khi mổ lợn, người đàn ông nhập viện cấp cứu khẩnTheo Vietnamnet
Tags:nắng nóng
cấp cứu
Tin cùng chuyên mục